Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nguồn sáng vĩ đại Nelson Mandela
Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela - hiện thân cho tiến trình hòa giải dân tộc của Nam Phi sinh ngày 18/7/1918. Nelson Mandela đã dành trọn đời mình cho cuộc đấu tranh chung của nhân loại nhằm xây dựng thế giới ngày một tươi đẹp hơn.

 


Được tôn vinh như vị cha già dân tộc của Nam Phi, ông Nelson Mandela là chính khách nổi tiếng cả thế giới vì sự đấu tranh không mệt mỏi để loại bỏ chủ nghĩa Apartheid (phân biệt chủng tộc giữa người da trắng thiểu số và người da đen đa số tại Nam Phi trong quá khứ) và tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ đa chủng tộc.

 

Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/7/1918, trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc Thembu, ở vùng Transkeian, Nam Phi. Thời niên thiếu, những câu chuyện cổ tích về những người anh hùng đã nuôi dưỡng ý chí đấu tranh giải phóng người da đen trong tâm trí chàng trai trẻ. 

 


Trẻ em thắp nến bày tỏ lòng tiếc thương cựu Tổng thống Mandela ở Karachi, Pakistan ngày 6/12/2013, một ngày sau khi ông qua đời. Ảnh: THX/TTXVN

 

Nelson Mandela đã theo học tại nhiều trường đại học ở Nam Phi, nơi ông học các ngành chính trị học, nhân chủng học và luật học; đồng thời tham gia các hoạt động chính trị. Trong thời kỳ này, ông nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và gia nhập đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), trở thành thành viên sáng lập của Liên đoàn Thanh niên trực thuộc ANC. Sau khi phái dân tộc chủ nghĩa Afrikaner trong đảng Dân tộc lên nắm quyền vào năm 1948 và bắt đầu thực hiện chính sách Apartheid, ông đã nổi lên như một nhà hoạt động chính trị kiệt xuất của ANC và được bầu làm Chủ tịch Đảng bộ tỉnh Transvaal lúc bấy giờ. Ông đã bị bắt giam nhiều lần và đến năm 1964, bị chính quyền Apartheid kết án tù chung thân vì âm ưu lật đổ chính quyền.

 

Ông từng tuyên bố đanh thép: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã hiến dâng bản thân cho cuộc tranh đấu của người dân châu Phi. Tôi chống lại sự thống trị của người da trắng và tất cả những kẻ thống trị. Tôi ấp ủ trong lòng lý tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong đó tất cả mọi người đều cùng nhau sống trong thuận hòa và có cơ hội ngang bằng. Đó là một lý tưởng tôi hy vọng sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần thiết, tôi cũng đã chuẩn bị chết vì lý tưởng này”.

 

Trong 27 năm bị giam cầm tại đảo Robben rồi tại các nhà tù Pollsmoor, Victor Vester, Mandela vẫn kiên trì đấu tranh và thu phục được lòng mến mộ của các bạn đồng cảnh ngộ. Trong chốn lao tù, Mandela đã xây dựng nên một hệ thống trường học khiến cho nhà tù đảo Roben vốn thâm nghiêm trở thành trường “Đại học Mandela”.

 

Trong suốt những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho Nelson Mandela của nhân dân Nam Phi và quốc tế ngày một lên cao. Dưới sức ép của cộng động quốc tế, chính quyền Apartheid buộc phải hứa trả tự do cho Mandela. Ngày 5/7/1989, người tù nổi tiếng nhất thế giới này đã được hộ tống trong vòng bí mật nghiêm ngặt đến Văn phòng Tổng thống để bắt đầu một cuộc thương lượng, không chỉ về sự trao trả tự do cho ông, mà còn cả về quá trình chuyển đổi đất nước từ chủ nghĩa Aparthied sang chế độ dân chủ, với con đường duy nhất là đàm phán giữa Chính phủ và ANC.

 

Ngày 2/2/1990, chính quyền tuyên bố trả tự do cho Mandela. Ngày 11/2/1990, Nelson Mandela kết thúc cuộc sống hơn hai thập kỷ sau song sắt để trở về với nhân dân. Lúc này ông đã 72 tuổi. Một năm sau, ông được bầu làm Chủ tịch ANC. Chủ tịch Mandela đã đàm phán một cách khôn khéo với F.W. de Klerk, vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid, về việc xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc bậc nhất trong lịch sử nhân loại và chuyển giao hoà bình sang chế độ dân chủ đa chủng tộc. Giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, chiếm 62,65% phiếu bầu, ANC đã giành lại quyền lãnh đạo đất nước từ người thiểu số da trắng trong suốt ba thế kỷ.

 

Trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi dân chủ vào ngày 10/5/1994, Nelson Mandela đã lãnh đạo xây dựng Hiến pháp mới và thiết lập Uỷ ban thừa nhận sự thật và hoà giải để điều tra các hoạt động vi phạm nhân quyền trước đó, đồng thời xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy cải cách ruộng đất, đấu tranh chống đói nghèo và phát triển mạng lưới phúc lợi xã hội. Tháng 7/1999, ông rời bỏ hoạt động chính trị sau khi hết một nhiệm kỳ Tổng thống và trở về sống ở Transkei.

 

Khi không còn tham gia chính trường, Nelson Mandela vẫn tiếp tục các cuộc chiến khác, đó là chiến đấu vì người nghèo và trẻ em thông qua các quỹ hỗ trợ mang tên mình. Ông cũng là người đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội vì quyền con người trong đó phải kể đến sự ủng hộ của ông đối với phong trào “Biến đói nghèo thành dĩ vãng”.

 

Ông còn thành lập Học viện Mandela với tiêu chí hoạt động tập trung vào nghiên cứu, phát triển giáo dục, đào tạo để đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng nền giáo dục cơ bản. Hàng trăm dự án của Học viện đã được triển khai thành công và ngày càng được nhân rộng.

 


Người dân Nam Phi mang ảnh cố Tổng thống Nelson Mandela tới dự lễ tang của ông. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Trong suốt hơn bốn thập kỷ hoạt động không ngừng nghỉ, ông đã vinh dự nhận được hơn 250 giải thưởng, trong đó có giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993.

 

Đánh giá cao những cống hiến của ông, tháng 9/2009, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 18/7 hàng năm (ngày sinh của ông) làm Ngày Quốc tế Mandela, hay còn gọi đơn giản là Ngày Mandela. Thông điệp của Ngày Mandela là "Mandela đã dành 67 năm cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì công bằng xã hội. Chúng ta hãy dành 67 phút trong ngày này để thay đổi thế giới quanh mình". 

 

Ngọn đèn sinh mệnh của lãnh tụ vĩ đại ấy đã tắt ngày 5/12/2013, nhưng di sản ông để lại cho đất nước Nam Phi nói riêng và thế giới nói chung sẽ còn sáng mãi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Hồ sơ mật: “Vở kịch tinh xảo” của tình báo Mỹ trên không phận Liên Xô (18-07-2014)
    Kurdistan: Lên tiếng đòi độc lập (18-07-2014)
    Dải Gaza đứng trước kịch bản chiến tranh như hồi năm 2008 (18-07-2014)
    Máy bay Malaysia bị bắn vì giống chuyên cơ của Tổng thống Nga? (18-07-2014)
    Xung quanh vụ tai nạn của chiếc Boeing-777 mang số hiệu MH17 (Kỳ I) (18-07-2014)
    ISIL - Mối đe dọa lớn đối với Trung Đông (17-07-2014)
    Vì lợi ích chung, Ấn Độ và Băng-la-đét ngừng tranh chấp biển (17-07-2014)
    "Tập Cận Bình khởi động trò chơi địa chiến lược từ World Cup Brazil" (17-07-2014)
    Cuộc “thay máu” của nội các Anh (17-07-2014)
    Vì sao ông Putin và nước Nga sẽ "đứng vững" sau lệnh trừng phạt của Mỹ? (17-07-2014)
    Ukraine rút quân khỏi Luhansk (16-07-2014)
    Trung Quốc: Nổ xe bus, 34 người thương vong  (16-07-2014)
    Nga - Trung dốc sức tăng tầm ảnh hưởng tại ‘sân sau’ của Mỹ (16-07-2014)
    Hé lộ năm sự thật bí hiểm về tổ chức “Nhà nước Hồi giáo“ (16-07-2014)
    Mỹ, Đức phối hợp tác chiến “đánh” Nga? (16-07-2014)
    Châu Phi nếm trái đắng từ thương nhân Trung Quốc (15-07-2014)
    Cộng đồng quốc tế vẫn đánh giá tích cực vai trò của Mỹ (15-07-2014)
    Gaza chìm trong khói lửa (15-07-2014)
    Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc (15-07-2014)
    Sợ Mỹ bị ve vãn, Nhật muốn nhiều hơn một lời hứa (15-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153195359.